Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000: 2018 về quản lý an toàn thực phẩm không những giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín và thương hiệu mà còn giúp DN có cơ hội mở rộng thị trường, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các DN trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp tăng thị phần do thể hiện tầm quan trọng của sức khỏe và an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn ISO 22000: 2018 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được công bố là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 là đảm bảo cho các DN thực phẩm có đủ khả năng để kiểm soát được mọi mối nguy. Các mối nguy này có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, tiến hành nuôi trồng, đánh bắt cho tới thu hoạch, chế biến và đem đến tay người tiêu dùng.
Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000: 2018, DN sẽ đạt được hàng loạt lợi ích như: đáp ứng các yêu cầu về pháp lý; đảm bảo được nguồn chất lượng; kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn về an toàn thực phẩm, giảm các bệnh truyền qua thực phẩm mang đến sự hài lòng khách hàng; được quốc tế công nhận là nhà cung cấp có uy tín; tăng cơ hội kinh doanh cho DN.
Đồng thời, việc áp dụng tiêu chuẩn này cũng làm tăng hiệu suất của nhân viên và cung cấp thông tin liên lạc mạnh mẽ hơn; tối đa hóa việc kiểm soát quá trình; đảm bảo việc quản lý công ty hiệu quả hơn; tăng cường và củng cố chất lượng và năng suất; giảm thiểu thất thoát sản phẩm trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ và giảm thiểu chi phí phát sinh từ những tổn thất này, đồng thời giảm chi phí chất lượng kém bằng cách ngăn chặn các vấn đề như trả lại sản phẩm,
Áp dụng tốt cũng sẽ giúp DN tăng thị phần do thể hiện tầm quan trọng của sức khỏe và an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng, đảm bảo niềm tin vào thị trường và tránh các đối thủ cạnh tranh hiệu quả hoặc đạt đủ sức mạnh trong cạnh tranh.
Là một hệ thống được quốc tế công nhận, tạo thuận lợi cho thương mại trên toàn thế giới nên DN áp dụng tiêu chuẩn này cũng sẽ được gia tăng các mối quan hệ quốc tế, tăng tiềm năng tăng trưởng và phát triển kinh tế và tiến lên con đường xây dựng thương hiệu.
Với những lợi ích to lơn, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đã được nhiều DN thực phẩm sử dụng. Đây được xem như một lời khẳng định cho chất lượng sản phẩm của DN đối với người tiêu dùng.
Một số Doanh nghiệp sau khi áp dụng mô hình hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chứng nhận ISO 22000, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được chuẩn hóa giúp ích cho ban quản lý rất nhiều khi giải quyết công việc, tránh tình trạng chồng chéo trong phân công nhiệm vụ, lãnh đạo DN sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung xử lý các công việc trọng điểm.
Việc xây dựng hệ thống quản lý đạt chuẩn quốc tế giúp DN phân công chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, thành viên một cách rõ ràng. Đây là nền tảng tạo nên sự phối hợp trong tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhờ mọi công việc đều được xác định và làm rõ từ đầu.
Hệ thống ISO 22000 còn mang lại sự đồng thuận giữa ban quản lý chuyên trách và người lao động. Mọi công việc sẽ được phối kết hợp một cách nhịp nhàng. Đồng thời, việc xác định các mục tiêu chất lượng tập trung vào những yêu cầu trọng điểm giúp quá trình đạt mục tiêu diễn ra thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Sau khi áp dụng mô hình hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chứng nhận ISO 22000, hiêu suất công việc của DN đã tăng lên đáng kể. Cùng với việc tiết kiệm chi phí và thời gian, tiêu chuẩn ISO 22000 đã giúp thay đổi nhận thức của cán bộ công nhân viên của DN.
Sau khi được đào tạo ISO 22000, các nhân viên đã kiểm soát công việc hiệu quả hơn, hệ thống tài liệu, chính sách được thiết kế lại theo một trình tự rõ ràng, đồng bộ các vấn đề liên quan.
Nhiều DN tiếp tục duy trì áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng đồng thời cũng là cơ sở để DN phát triển lớn mạnh, có cơ hội mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.